Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam Danh_hiệu_UNESCO_ở_Việt_Nam

Tại Việt Nam hiện đã có 11 di sản văn hóa phi vật thể được Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản phi vật thể thuộc UNESCO ghi danh là kiệt tác của nhân loại theo thứ tự từ mới nhất đến

  1. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được công nhận ngày 1/12/2016. Phạm vi di sản gồm 21 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên HuếThành phố Hồ Chí Minh.
  2. Nghi lễ Kéo coViệt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại ngày 02/12/2015. Riêng Việt Nam, kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… và nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Nội, Bắc Ninh cùng nhiều tỉnh trên cả nước Việt Nam thực hành từ lâu đời, trao truyền cho tới ngày nay.
  3. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 27/11/2014. Phạm vi di sản gồm 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
  4. Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 5/12/2013. Phạm vi di sản 21 tỉnh: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà VinhVĩnh Long.
  5. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 6/12/2012.
  6. Hát xoan (Phú Thọ)là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 24/11/2011.
  7. Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 16/11/2010.
  8. Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 01/10/2009. Phạm vi di sản 16 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà TĩnhQuảng Bình.
  9. Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009. Phạm vi di sản 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.
  10. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phạm vi di sản 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.
  11. Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_hiệu_UNESCO_ở_Việt_Nam http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/07/viet-nam-... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chau-ban-trie... http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Them-1...